Tôm khô chính vì rất giàu đạm nên Viện dinh dưỡng Việt Nam cũng đã khuyến nghị chúng ta nên tiêu thụ tôm khô một cách điều độ. Việc sử dụng đạm quá mức cần thiết cho cơ thể trong thời gian đủ dài sẽ gây nhiều triệu chứng như táo bón, tăng cân, hôi miệng, mất nước, tiềm tàng nguy cơ gây ung thư trực tràng, bệnh gout và bệnh tim. Vậy nên, viện dinh dưỡng Việt Nam đã khuyến nghị một người lớn nặng 80kg chỉ cần ăn gần 1 lạng tôm là đã thừa nhu cầu chất đạm trong một ngày.
Tóm lại, tôm khô là món ăn không gây rủi ro cho sức khỏe. Có nhiều cách chế biến tôm khô như kết hợp với món khác nhau như thịt lợn, rong biển, dùng để nấu canh, nhất là canh bí xanh và bầu, rim chua ngọt, tóp mỡ tiêu xanh vừa ngon vừa cung cấp dinh dưỡng.
Và nếu tôm khô được làm và bảo quản đúng cách, các chất dinh dưỡng quan trọng sẽ được giữ lại một cách tốt nhất, không bị biến chất và đảm bảo sức khỏe của bạn. Khi đi mua tôm khô tại chợ truyền thống, siêu thị hay cửa hàng thức ăn thì cần lựa chọn kỹ càng tránh mua phải tôm khô giả, hay tôm khô ẩm mốc hư hỏng, tôm khô chế biến kém chất lượng.
Việc lựa chọn tôm khô ngon cần kỹ lưỡng quan sát hình dáng, màu sắc, mùi vị bên ngoài để xác định. Về màu sắc, tôm khô tốt là loại có màu hồng nhạt đến hồng sáng, không trắng nhợt, không thâm đen. Nếu chọn mua tôm khô cả vỏ thì phải đảm bảo còn nguyên con, tránh không mua tôm khô dập nát. Còn nếu mua tôm nõn khô không có đầu thì phải nguyên mình, không vụn nát, không sâu mọt, mốc meo.
Về mùi vị, tôm khô tốt có mùi vị thơm ngon, không có mùi khác lạ. Ngược lại, tôm khô “giả” kém chất lượng sẽ vừa khó tách thân bằng tay, vừa có hóa chất làm sạch hay làm trắng hay mùi nhựa. Nếu dùng bật lửa để đốt tôm khô giả thì sẽ có khói đen và mùi khét. Và không kém phần quan trọng, các bạn cũng nên lựa chọn các thương hiệu tôm khô có tiếng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.